Thụy Sĩ là một quốc gia nhỏ bé nằm ở Trung Âu. Tuy nhiên, quốc gia này có tới bốn ngôn ngữ chính thức là Pháp, Đức, Italy và Romanche. Đặc biệt có tới 26 bang, mỗi bang có quyền tự chủ, ngân sách, quy định và luật pháp riêng. Chính vì vậy, tập tục đón năm mới của người Thụy Sĩ ở mỗi vùng cũng rất phong phú và đa dạng. Trong không khí hân hoan chào đón năm mới 2021, cùng Vinahure tìm hiểu xem Tết ở Thụy Sĩ đất nước xinh đẹp này có gì đặc biệt nhé?
Hòa mình vào những tập tục vui nhộn

1. Tập tục đập gỗ đón năm mới của người dân làng Hallwil
Tập tục đập gỗ tiễn năm cũ và đón năm mới rất phổ biến tại bang Agrovie, Thụy Sĩ. Nó xuất hiện ở Thụy Sĩ vào khoảng những năm 1900. Tuy nhiên, ngày nay, nó chỉ còn tồn tại ở làng Hallwil thuộc bang Agrovie.
Tập tục đập gỗ đón năm mới đòi hỏi người tham gia phải có sức khỏe, sự khéo léo và khả năng cảm thụ nhịp điệu. Ngoài ra, để có thể tham gia vào buổi lễ quan trọng này, người ta phải tập luyện và thực hiện thành thục các động tác đập gỗ trước lễ Noel. Nhịp điệu được sử dụng trong buổi lễ đập gỗ được rút ra từ các bài hát cổ của người xưa.
Vào ngày 31/12 hàng năm, người làng Hallwil sẽ dựng một dàn củi lớn trên một quả đồi gần làng. Khi tiếng chuông từ tháp đồng hồ của làng điểm đủ 12 hồi chuông báo hiệu kết thúc năm cũ và bước sang năm mới cũng là lúc dân làng nhóm lửa cho dàn củi khổng lồ và tiến hành đập gỗ.
2. Tục đón năm mới tại Urnash
Từ tối 31/12 tới sáng 1/1 hàng năm, người dân làng Urnash, Appenzell thường nhận được những lời chúc tụng năm mới an lành và được hát tặng những bài hát truyền thống vui nhộn từ những vị khách hết sức dễ thương, đó là các Silvesterchlause.
Silvesterchlause là các thanh niên nam nữ trong làng mặc các trang phục truyền thống, đeo mặt nạ và đội những chiếc mũ rộng vành rất cầu kỳ hoặc cũng có người lại mặc lên mình những bộ quần áo làm từ cành cây thông và lá khô hay là những nam thanh niên mặc đồ phụ nữ khoác quanh mình những chiếc chuông.
Họ đi hết nhà này tới nhà khác trong làng để chúc tết và hát những bài hát truyền thống của người dân miền núi Thụy Sĩ. Cảm kích trước tấm lòng của các Silvesterchlause chủ nhà thường mời họ ăn uống. Tuy nhiên, họ chỉ có thể thưởng thức đồ uống bằng các ống hút mà thôi.
3. Tục rung chuông, thổi tù đón năm mới ở Laupen
Tục rung chuông (chuông đeo ở cổ bò tương tự như mõ châu ở Việt Nam) và thổi tù và để đón năm mới được gọi là Achetringele (Rung chuông) đã tồn tại từ lâu tại làng Laupen, thuộc bang Berne, Thụy Sĩ:
Vào tối giao thừa 31/12 hàng năm, sau bữa tối, các trai làng sẽ tập hợp tại lâu đài Laupen. Những người tham gia sẽ mang mặt nạ gỗ, mặc áo da thú và vác theo một cái chổi khổng lồ làm từ cây bách xù dài tới 5m.
Sau đó, đoàn diễu hành sẽ đi chậm, theo sau là các bé học sinh mặc áo ngủ màu trắng, đội mũ chóp nhọn, mỗi bé mang theo một cái chuông bò và rung chuông theo mỗi bước đi.
Tới thời khắc giao thừa, người dẫn đầu đoàn diễu hành sẽ tuyên bố bắt đầu thời điểm của năm mới và cầu chúc một năm mới nhiều may mắn, hạnh phúc đến với mọi người dân trong làng.
Tiếp đó là tiếng hú của đoàn người diễu hành và tiếng chuông lại tiếp tục được ngân lên cùng đoàn người chào đón một năm mới an lành.
Thưởng thức những món ăn truyền thống tại Thụy Sĩ
1. Rösti (Bánh khoai tây bào chiên)
Rösti là món ăn nổi tiếng bậc nhất ở Thụy Sĩ, được làm từ khoai tây bào với lớp vỏ giòn nhưng bên trong lại tan chảy. Người dân Thụy Sĩ thường bỏ thêm vào đó chút thịt xông khói, phô mát, hành tây kèm thêm là táo xắt nhỏ.
2. Zopf – Bánh mì tết
3. Bircherműesli (Ngũ cốc trộn hoa quả)
Món ăn này thường dùng trong bữa sáng, nó được phát minh từ năm 1900 bởi tiến sĩ Maximilian Bircher-enner. Ông luôn tâm niệm một chế độ ăn uống với ngũ cốc, trá cây, sữa chua… sẽ tốt cho sức khỏe hằng ngày. Công thức chính của món ngon này gồm: yến mạch cán, trái cây, các loại hạt, nước cốt chanh và sữa đặc (hoặc sữa chua)… Nhận thấy được sự bổ ích nên rất nhiều quốc gia đã du nhập Bircherműesli về; nhưng chắc hẳn sẽ không gì tuyệt vời hơn khi được ăn món ăn nguyên bản tại chính quê hương của nó.
4. Cheese fondue (Lẩu phô mai)
Lẩu phô mai là một món ăn rất phù hợp để bạn có thể chia sẻ cùng với bạn bè. Phô mai được đun chảy với các thành phần khác như tỏi, rượu vang, bột bắp, hoặc tinh bột ngô cùng Kirsch. Sau đó món ăn được phụ vụ tại bàn trong một nồi gốm rất dễ thương có tên gọi riêng là caquelon. Cheese fondue được đun trên một bếp nhỏ để tránh cho phô mai bị vón cục.
5. Bűndnernusstorte
Bűndnernusstorte hay engadinernusstorte chính là loại bánh truyền thống của Thụy Sĩ. Với công thức khá đơn giản gồm bột mì, đường, sữa, bơ, muối… thêm chút caramel và các loại hạt nhỏ đem nướng lên là xong. Loại bánh này thường dùng để làm đồ tráng miệng hoặc ăn sáng kèm một tách trà để cảm nhận đủ hương vị.
6. Mỳ ống nấu phô mai Älplermagronen
Nếu đã một lần được thưởng thức món mì ống quấn phô mai, thì bạn sẽ nhớ mãi không quên hương vị của chúng. Mùi thơm, béo ngậy, dai dai, giòn giòn khiến món ăn trở nên thích thú hơn bao giờ hết. Du lịch Thụy Sĩ mà không được nếm thử món ngon này thì coi như một điều thiếu sót rất lớn cho du khách.
>>> Xem thêm:
Kết lại:
Không khí chào đón năm mới đang ngập tràn mọi phố phường, mọi nẻo đường. Các bạn du học sinh Việt Nam ở Thụy Sĩ có lẽ sẽ đang nhớ nhà lắm đây. Hãy nhớ giữ gìn sức khỏe và tận hưởng những lễ hội, không khí năm mới ở quốc gia đáng sống nhất thế giới này nhé.
Nếu bạn yêu thích đất nước Thụy Sĩ và muốn tìm hiểu du học Thụy Sĩ giá bao nhiêu, visa du học Thụy Sĩ có khó không thì hãy liên hệ với đại diện tuyển sinh du học Thụy Sĩ Vinahure ngay qua số hotline 03 4848 0000 để được tư vấn cụ thể.
Chúc các bạn một năm mới An Khang – Thịnh Vượng – Thành Công!
Nguồn: https://duhocthuysi.net/