Thụy Sĩ là quốc gia nổi tiếng với sự ổn định, an toàn và thịnh vượng. Thụy Sĩ còn được biết đến bởi những chiếc đồng hồ hàng hiệu, những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và nền giáo dục tiên tiến bậc nhất.
Thụy Sĩ có tỷ lệ bằng sáng chế, tỷ lệ số người đoạt giải Nobel trên đầu người cao nhất thế giới, được xếp hạng là quốc gia cạnh tranh nhất thế giới, và hệ thống giáo dục cũng thuộc loại tốt nhất thế giới. Đất nước này cũng chiếm mật độ cao nhất trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới do tạp chí Fortune bình chọn.
Không một đất nước nào khác với diện tích nhỏ bé như thế lại đạt được thu nhập bình quân vượt trội, trong khi vẫn đảm bảo mang lại những lợi ích công bằng và hợp lý. Không một quốc gia láng giềng nào với cùng diện tích lãnh thổ, hoặc tương đương có thể nắm giữ vị trí dẫn đầu trong nhiều ngành công nghiệp như thế, mà không phải gánh chịu sức ép từ làn sóng toàn cầu hóa.

Con người & Lối sống
Những yếu tố then chốt góp phần làm nên sự ưu việt của đất nước Thụy Sĩ – bao gồm tinh thần tự lực, tính kỷ luật, thái độ hoài nghi đối với quyền lực tập quyền và xu thế nhất thời, tinh thần đoàn kết trong xã hội, và sự hào phóng đối với những ý tưởng và con người đến từ bên kia biên giới. Tuy nhiên, những tố chất này cũng được thể hiện trong thành tựu của những quốc gia khác. Và có lẽ chính điều kiện địa lý và lịch sử đã khiến họ không thể phát huy hiệu quả tiềm năng của chúng như tại Thụy Sĩ.
Người Thụy Sĩ đã chấp nhận đà suy thoái mà không có lấy một lời ca thán, trong khi các quốc gia có nền công nghiệp mạnh khác lại tìm cách chối bỏ thực trạng, và tốn công cứu vớt một ngành công nghiệp đáng lẽ nên được chôn cất tử tế. Người Thụy Sĩ tin rằng nỗ lực và khả năng chuyên môn sẽ đem lại thành quả.
Chính trị & Luật pháp
Cơ cấu chính quyền tại Thụy Sĩ luôn tuân theo ba nguyên tắc chủ chốt: hoài nghi các tập đoàn lớn (“càng nhỏ càng tốt”); tích cực trợ cấp (chi phí quản lý và thuế suất đều được cắt giảm đến mức thấp nhất); và tôn trọng quyền tự do của công dân.
Chính phủ Thụy Sĩ luôn đứng về phía thiểu số – phản ánh tinh thần của “khế ước xã hội” đã được xác lập từ lâu; theo đó, chính phủ sẽ đảm bảo an ninh, trật tự và công lý trên toàn lãnh thổ, nhằm đổi lấy sự ủng hộ của quần chúng. Ông ví von: Người Thụy Sĩ là những nông dân nghèo đến một khu chợ để tìm mua một “bản khế ước xã hội”, như cách họ cố trả giá cho một mớ bắp cải. Họ chỉ chấp nhận mức độ quản thúc nhỏ nhất và từ bỏ ít quyền tự do nhất.
Yếu tố quan trọng thứ hai chính là kết cấu liên bang. Các tiểu bang tại Thụy Sĩ được trao quyền tự trị lớn hơn hẳn các tiểu bang Hoa Kỳ và các địa phương tại Canada. Và ngay tại từng tiểu bang, các khu đô thị cũng có quyền tự trị riêng. Quyền ra quyết sách cũng được thi hành từ cấp hành chính nhỏ nhất. Chi phí công được quyết định hầu hết ở cấp tiểu bang và trong các cộng đồng nhỏ, đồng thời chính sách thuế cũng được thiết lập tại từng địa phương thông qua biểu quyết.
Luật pháp Thụy Sĩ đòi hỏi chính phủ liên bang phải duy trì thế cân bằng trong ngân sách quốc gia, và mọi quyết định tăng thuế đều phải thông qua trưng cầu dân ý. Khoảng 70% doanh thu từ thuế đã được định sẵn sẽ chi tiêu trong phạm vi địa phương và cộng đồng, do đó, hoạt động của chính quyền trung ương cũng mặc nhiên được tinh gọn. Đây chính là công thức cho phép Thụy Sĩ thông qua những quyết định ít được hưởng ứng nhưng cần thiết, đồng thời đem lại một môi trường thúc đẩy tinh thần doanh nhân và sản sinh ra của cải vật chất, cũng như khiến người dân cảm thấy thoải mái và được động viên.