Thụy Sĩ là một quốc gia nhỏ bé, xinh đẹp với khoảng 7.7 triệu dân, trong đó khoảng 20% là cư dân thường trú.
- Nét đặc trưng của người Thụy Sĩ
Người Thụy Sĩ luôn định hướng để thích nghi theo yêu cầu mới của xã hội nên phong cách sống của họ luôn thay đổi rất đa dạng và mang tính chuẩn mực cao.
- Lịch sử di cư
Đến nay, Thụy Sĩ là một quốc gia giàu có bậc nhất Châu Âu, cuộc sống của người dân cũng trở nên dễ dàng hơn và tiên nghi hơn.
Tuy nhiên, họ cũng đã phải trải qua hàng trăm năm vất vả, cuộc sống khó khăn, thậm chí tới Chiến tranh Thế giới II vẫn có rất nhiều người di cư hơn nhập cư. Những người di cư họ mong muốn tìm được cơ hội thoát khỏi cái nghèo hay một số chỉ có ý định ta đi tạm thời.
Trong khoảng 450 năm trước, Thụy Sĩ nổi tiếng là quốc gia của những người làm lính, với khoảng 1.400 đến 1.848 lính đánh thuê Thụy Sĩ đã được tuyển dụng bởi quân đội nước ngoài.

- Người Thụy Sĩ ở nước ngoài
Số lượng dân Thụy Sĩ di cư sang Pháp là lớn nhất, sau đó đến Mỹ và Đức. Tính đến cuối năm 2006, tổng số người Thụy Sĩ có đăng ký sống ở nước ngoài là 645.010.
Cư dân Thụy Sĩ ở nước ngoài được biết đến với cái tên “Thụy Sĩ thứ năm” – Bốn thức còn lại chính là Thụy Sĩ ở các vùng ngôn ngữ.
Một điều rất ấn tượng đó chính là việc tại Thụy Sĩ có số dịch vụ và phương tiện để người Thụy Sĩ ở nước ngoài giữ liên lạc với quê hương. Thụy Sĩ cũng hỗ trợ tài chính cho 16 trường học Thụy Sĩ ở nước ngoài, và dạy theo chương trình giảng dạy của Thụy Sĩ.
- Phân bố ngôn ngữ
Thụy Sĩ có bốn ngôn ngữ quốc gia, nhưng số lượng người nói các ngôn ngữ đó rất khác nhau.
Tiếng Đức: là ngôn ngữ được nói nhiều nhất ở Thụy Sĩ.
Tiếng Pháp: Tiếng Pháp được nói ở vùng phía Tây của đất nước, “Suisse Romande”. Bốn bang nói tiếng Pháp: Geneva, Jura, Neuchatel và Vaud. Ba bang sử dụng song ngữ: ở Bern, Fribourg và Valais nói cả tiếng Pháp và tiếng Đức.
Tiếng Ý: Tiếng Ý được nói ở Ticino và bốn thung lũng phía nam bang Graubunden.
Tiếng Rumantsch: Tiếng Rumantsch chỉ được nói ở bang Graubunden sử dụng 3 ngôn ngữ. Hai ngôn ngữ khác được nói ở đó là tiếng Đức và tiếng Ý. Tiéng Rumantsch, như tiếng Ý và tiếng Pháp, là một ngôn ngữ có nguồn gốc Latin. Ngôn ngữ này chỉ được nói bởi 0,5% tổng dân số Thụy Sĩ.
Tiếng Anh: là ngôn ngữ được dùng trong giảng dạy quốc tế và giao lưu thương mại toàn cầu.
- Xu hướng nhân khẩu học
Từ năm 1972, số lượng trẻ em sinh ra ít hơn số cần thiết để tiếp tục tăng trưởng dân số.
Năm 1998 số người chết đã nhiều hơn số được sinh ra – lần đầu tiên xảy ra kể từ năm 1871.
Theo một dự báo phát hành năm 2004, giữa năm 2003 và 2012 số lượng trẻ trong độ tuổi đi học (7-15) sẽ giảm khoảng 100.000
Từ 1993 số lượng cư dân Thụy Sĩ đã tăng chỉ bởi vì số lượng người nước ngoài nhập quốc tịch.
- Người nước ngoài tại Thụy Sĩ
Thụy Sĩ là một quốc gia có diện tích không lớn, nên việc nhập cư tại Thụy Sĩ không hề dễ dàng mà bị quản lý khắt khe bởi Chính phủ.
Trong khu vực Châu Âu, số lượng người nước ngoài nhập quốc tịch Thụy Sĩ là tương đối thấp, mặc dù cứ 10 người trưởng thành có quyền công dân của Thụy Sĩ trong năm 2001 thì có 1 người nhập quốc tịch.
Từ năm 1992 đến 2005 số lượng nhập quốc tịch đã tăng ba lần. Ba phần tư số người nhập quốc tịch Thụy Sĩ đến từ Châu Âu. Một phần ba đã được sinh ra tại Thụy Sĩ. Một phần ba số người sống ở Thụy Sĩ trong năm đó hoặc là người nhập cư hoặc con cháu của những người nhập cư, theo thống kê của Văn phòng thống kê Liên Bang.
Cuối năm 2006, 21,4% cư dân nước ngoài tại Thụy Sĩ đến từ một trong các bang của Nam Tư trước đây. Người Ý chiếm khoảng 18,9%, tiếp theo là cư đân của Bồ Đào Nha (11,2%) và Đức (11,1%), Thổ Nhĩ Kỳ (4,8%), Pháp (4,7%) và Tây Ban Nha (4,4%).