Ngành Hospitality được biết đến rộng rãi là ngành công nghiệp dịch vụ khách sạn nhưng thực ra ngành nghề này còn rộng hơn và bao gồm nhiều lĩnh vực hơn nữa. Theo nghĩa đen tiếng anh, “hospitality” chính là “lòng hiếu khách”, vì vậy ngành nghề này được hiểu là các ngành dịch vụ khách hàng. Chúng ta có thể liệt kê những lĩnh vực trực thuộc Hospitality như: Khách sạn, Nhà hàng, Hàng không, Dịch vụ, Du lịch, Tổ chức sự kiện, Chăm sóc khách hàng,… Cùng với sự ra đời và phát triển mạnh của các hình thức khách sạn nhà hàng truyền thống tại Châu Âu và các nước phát triển khác thì ngày nay ở khu vực Châu Á – nơi có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn và yêu cầu về ngành dịch vụ cũng “dễ thở” hơn thì hình thức lưu trú homestay lại có bước phát triển vượt bậc trong vòng 5 năm gần đây.
Theo công ty nghiên cứu thị trường AirDNA – đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu và phân tích cho thuê kỳ nghỉ ngắn hạn hàng đầu thế giới, tính riêng tại TP. HCM năm 2016 có khoảng 6.200 chỗ ở dạng homestay, căn hộ lưu trú.
Đến năm 2017, con số này tăng vọt lên hơn 15.000 chỗ ở. Tới giữa năm 2018, số lượng homestay ở mức trên 20.000, và hơn một nửa trong số này có hoạt động thực sự.
Tương tự như vậy, tại Hà Nội, số lượng chỗ ở cũng gia tăng từ xấp xỉ 3.200 chỗ ở năm 2016 lên hơn 8.100 năm 2017 và tới hơn 11.200 trong nửa đầu năm 2018 trong đó có trên 6.400 chỗ ở có hoạt động thực sự.
Homestay có thời gian xây dựng ngắn, vốn đầu tư ít và thời gian xoay vòng cũng đơn giản nên đây là lựa chọn khởi nghiệp của rất nhiều cá nhân, tổ chức. Trong đó không thể không kể đến những con người rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp và chất lượng như du học sinh Việt Nam tại Thụy Sĩ.
>> Đọc thêm: Hướng dẫn phỏng vấn xin visa du học Thụy Sĩ
Các homestay nhỏ xinh do các bạn du học sinh Thụy Sĩ mở thường mang phong cách riêng đặc trưng của chính đất nước xinh đẹp này: sạch sẽ – thân thiện – hòa nhã. Một trong số đó có thể kể đến: Monstera house, The Chanh Sa homestay,… tọa lạc tại khu phố cổ Hà Nội đông đúc.
Với tốc độ tăng trưởng thị trường luôn đạt 2 chữ số, ông Nguyễn Văn Dũng – CEO Luxstay tỏ ra lạc quan: “Homestay đang là xu hướng trên thế giới. Thậm chí tại một số quốc gia, thị phần của loại hình homestay còn vượt qua cả khách sạn truyền thống. Do đó, Việt Nam chắc chắn không nằm ngoài xu thế này”.
Việt Nam là một “mỏ vàng” đúng nghĩa đối với các chủ đầu tư kinh doanh homestay vì tâm lý của người Việt luôn luôn là tích lũy – tích lũy đất đai, tích lũy xe cộ, nhà cửa. Không ít hộ gia đình có từ 2-3 ngôi nhà, biệt thự, căn hộ bỏ không trong thời gian dài và sẵn sàng là nguồn cung ứng dồi dào cho các nhà đầu tư. Như vậy người kinh doanh homestay không nhất thiết phải bỏ ra số tiền hàng tỷ – chục tỷ đồng để mua đất đai và đầu tư xây mới toàn bộ homestay mà chỉ cần tận dụng không gian có sẵn và thay đổi cách bài trí cũng như nội thất của căn nhà để làm tăng giá trị cho homestay của họ. Số tiền đầu tư thu ngắn lại chỉ còn tính bằng tiền trăm triệu hoặc vài tỷ tùy theo quy mô của dự án.
Không những tận dụng được thuận lợi về mặt đất đai và cơ sở hạ tầng cứng, nhà đầu tư homestay còn có cơ sở hạ tầng mạng và hệ thống sinh thái những trang web đặt phòng online nổi tiếng thế giới như airbnb, booking, agoda,… – mang khách hàng từ mọi nơi trên thế giới đến gần hơn với lựa chọn từ xa. Các kinh doanh này giúp nhà đầu tư giảm thiểu được số lượng phòng trống do tất cả đều được giao dịch trước qua mạng thông tin và cũng làm giảm chi phí chạy marketing, PR thu hút khách hàng.
Khác với tâm lý chuộng khách sạn hạng sang khi du lịch các nước phát triển, khách du lịch đến Việt Nam muốn được trải nghiệm không khí ấm cúng trong gia đình, pha chút hương sắc truyền thống của người bản xứ và tiết kiệm tối đa chi phí phải bỏ ra. Và homestay ra đời chính là để phục vụ cho nhu cầu đó. Không cần vốn đầu tư trường, không cần đào tạo và tuyển dụng một hệ thống nhân viên quá hình thức nhưng vẫn phải đảm bảo sự chuyên nghiệp và hướng đến sự hài lòng của khách hàng một cách tuyệt đối.
>> Bài viết phổ biến: Review du học Thụy Sĩ trường SHMS qua con mắt của chàng MC Quảng Trung Hiếu
Như vậy, ta có thể thấy khả năng phát triển trong tương lai của loại hình kinh doanh homestay Việt Nam đối với các bạn du học sinh Hospitality Thụy Sĩ là vô cùng lớn. Tuy nhiên, để lập một chiến lược kinh doanh cho riêng mình thì Vinahure khuyên bạn vẫn nên tìm hiểu thật cặn kẽ những lợi thế, điểm yếu của mình và đối thủ, thời gian “vàng” để gia nhập thị trường khi có cơ hội phát triển lớn, vốn đầu tư phải bỏ ra và thời gian thu lại được lãi từ các hoạt động đầu tư homestay. Ngoài ra, vấn đề chọn địa điểm kinh doanh cũng là một chiến lược rất quan trọng đối với các nhà đầu tư trẻ bởi không nhất thiết phải lao vào các thị trường cạnh tranh như Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An, Hồ Chí Minh mới kiếm được tiền. Ngày nay homestay nhỏ xinh tại các vùng núi, cao nguyên và khu du lịch nghỉ dưỡng đang hết sức được ưa chuộng.
Điều quan trọng nhất là: Bạn đã thật sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt kiến thức ngành Hospitality cho mình chưa?
Hãy để Vinahure giúp bạn làm điều đó nhé!
Để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng truy cập website chính của Vinahure có địa chỉ https://duhocvinahure.edu.vn/du-hoc-thuy-si và chuyên trang https://duhocthuysi.net/ Để được tư vấn miễn phí, bạn hãy nhấc điện thoại và gọi tới: HN: 024.3282.8888 / Hotline 24/7:03.4848.0000 (Mrs. Sarah). Vinahure luôn sẵn sàng đón tiếp bạn tại 1 trong 3 văn phòng của chúng tôi theo địa chỉ:
Trụ sở chính: 176 đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội (hotline 24/7: 03.4848.0000)
VP Hồ Chí Minh: Phòng 301, số 344 Nguyễn Trọng Tuyển, P2, quận Tân Bình (hotline 24/7: 0928.14.0000)
VP Đà Nẵng: Tầng 10 – Vĩnh Trung Plaza – 255-257 Ông Ích Khiêm – Vĩnh Trung – Thanh Khê – Đà Nẵng (hotline 24/7: 0928.150.000)
Comments 1