Mình sống trên đất Thụy Sĩ cũng đã 7 năm, cũng từng đó năm chưa một lần có cơ hội quay về Việt Nam. Nhờ nghị lực nên hiện tại may mắn có chỗ đứng, làm quản lý tại một nhà hàng nhỏ ở 86 High Ridge Road Little Switzerland. Hy vọng, Du học Thụy Sĩ góc nhìn của người trong cuộc với những kinh nghiệm sau quá trình học ở đây, mình sẽ phần nào giải đáp thắc mắc của các bạn về cuộc sống của du học sinh Thụy Sĩ.
Điều kiện du học tại Thụy SĨ
Về điều kiện du học, chưa bàn về vấn đề tài chính, nhiều bạn mong muốn đi du học nhưng trình độ tiếng anh quá kém, gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp và dần dần sẽ cảm thấy khó khăn, tự ti về trình độ ngoại ngữ của mình. Hiện nay tại Thụy Sĩ để học các khóa về cao đẳng hay đại học cũng yêu cầu Ielts là 4.5 và có thể học dự bị tiếng.
Thực tế cho thấy, có bạn đi du học nhưng tiếng anh ngày càng đi xuống. Vậy nên việc đầu tiên khi bạn muốn đi Thụy Sĩ nói riêng hay đi du học các nước nói chung, bạn phải thật chắc chắc, đủ tự tin vào vốn ngôn ngữ của mình đủ để học tập.
Mình học tại HTMi, thấy chất lượng học tập tại trường khá tốt, môi trường học và sinh hoạt ổn. Với ngành du lịch khách sạn, các môn học chuyên ngành sẽ phải học như Tourism management, Leadership, Rooms division manager,…Việc học các môn theo tùy từng năm sẽ thay đổi, các giảng viên dạy có một số người rất nổi tiếng trong ngành khách sạn. Ấn tượng nhất với mình là môn Wine& Bar, sinh viên sẽ được thử rượu trong tất cả các giờ học, nhận xét đánh giá và cuối giờ kiểm tra. Đây là môn học khó và lượng học sinh trượt nhiều.
Khoảng thời gian thực tập tại HTMi đã giúp mình nâng cao kiến thức và kinh nghiệm áp dụng thực tế rất nhiều. Về vấn đề thực tập, sinh viên Việt Nam thường được phân về các nhà hàng của Châu Á (Thường nhà trường sẽ chỉ định tìm nơi thực tập). Tuy nhiên nếu bạn có một kết quả học tập tốt, năng động và thực sự có khả năng thì dễ dàng bạn sẽ được thực tập tại một nhà hàng, khách sạn đẳng cấp. Hãy mạnh dạn nói với phòng thực tập tại trường rằng bạn muốn đi làm việc tại các nhà hàng Châu Âu. Ví dụ như tại BHMS, sẽ là sự lựa chọn hay đối với các bạn muốn sang Mỹ thực tập trong 6 tháng, cấp bằng bởi Đại học Anh Robert Godorn. Nhiều bạn sinh viên chưa tự tin về mặt ngôn ngữ, ngại giao tiếp thì vẫn yêu thích, chấp nhận làm việc tại các nhà hàng Châu Á và cụ thể là các nhà của Việt Nam. Cá nhân mình các kỳ thực tập chưa kỳ nào mình làm tại các nhà hàng Châu Á cả vì đối với mình, đã du học là mình mong được cọ sát, được tiếp xúc nhiều hơn nữa với những người bạn Châu Âu ( dù mình cũng không quá xuất sắc tiếng anh), học tập và quan sát cách làm việc (mình cũng nuôi mộng mở các cửa hàng phong cách Thụy Sĩ tại Việt Nam). Đối với mình học trường nào không quan trọng, cái chính bạn sống, học được gì và sẽ làm được gì sau khi ra trường.
Cuộc sống tại Thụy Sĩ
Về cuộc sống và chi phí tại Thụy Sĩ rất đắt đỏ. Nên nhiều bạn hay hỏi mình về vấn đề việc làm thêm. Cũng như nhiều nước châu Âu khác, chính phủ kiểm soát chặt chẽ việc làm thêm của sinh viên. Sinh viên được làm thêm tối đa 20h/tuần và toàn bộ trong thời gian nghỉ. Nhưng mình khuyên các bạn không nên đi làm vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn trừ khi gặp áp lực quá lớn về kinh tế. Sinh viên Việt Nam mình gần như không đi làm thêm ( Trong đó có mình và bạn bè ở HTMi). Sở dĩ mình nói vậy vì theo học ngành du lịch khách sạn ít nhiều cũng đã trang trải được chi phí học tập tại đây. Theo như mình được biết, thậm chí cũng có một số trường học phí thấp bạn hoàn toàn có thể chi trả được học phí sau khi đi thực tập.
Nếu so sánh với các nước như Úc, Canada, Tây Ban Nha thì nước họ rộng nên cần nhiều nguồn lao động hơn Thụy Sĩ. Cơ hội ở lại định cư Thụy Sĩ là có nhưng khó sau khi học xong, phụ thuộc vào trình độ và khả năng. Để có thể ở lại sau khi học bạn cần phải thật xuất sắc thì mới đảm bảo có công ty ký hợp đồng bảo lãnh còn đa số sinh viên Việt Nam học xong sẽ phải về nước. Hoặc cũng có trường hợp, bạn tìm ai đó kết hôn (nếu có thể).
Sinh viên có thể làm thêm các việc như gia sư, trông trẻ, bán hàng, phục vụ trong các phòng khách sạn,phụ bếp, thu hoạch trái cây ở các trang trại với mức lương từ 1400 – 3600CHF/ tháng tùy vào thời gian làm việc. Tại các thành phố lớn như Geneva, Lucern, Zurich, Lausanne, sinh viên sẽ dễ dàng kiếm được nhiều công việc làm thêm hơn.
Các trường học dậy bằng tiếng anh, tuy nhiên Thụy Sĩ là đất nước nói nhiều thứ tiếng (Pháp, Đức, Ý, Romanches) tùy từng vùng nên phần nào sẽ ảnh hưởng việc giao tiếp hàng ngày. Vậy nên nếu bạn sống ở vùng nói tiếng Pháp thì khi xin việc, không có tiếng Pháp thì rất khó. Nếu xin ở nhà hàng Việt Nam thì không phải nhà hàng nào cũng gần ngôi trường của bạn. Vậy nên mình nghĩ, để làm được bạn phải là một người cực có ý chí. Cách tốt nhất là nên kiểm soát các khoản chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày, mua những đồ dùng thiết thực và cố gắng học tập thật tốt.
Nói đi nói lại, với mình, việc đi du học Thụy Sĩ chưa bao giờ khiến mình hối hận. Mắt thấy tai nghe và cảm nhận cuộc sống tại đây với tốc độ chóng mặt cũng giống như mở ra một trang sách mới.